Ticker

6/recent/ticker-posts

HỆ THỐNG ĐIỆN VIÊT NAM

HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM

Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống điện Việt Nam và các hệ thống ký hiệu

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM VÀ CÁC HỆ THỐNG KÝ HIỆU

    Có rất nhiều tiêu chuẩn và các tiêu chuẩn  là quy định đặt tính kĩ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quy trình, và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. 

Các TCVN về điện  

Ø  TCVN 8241-4-2:2009 tương đương với IEC 61000-4-2:2001. Tiêu chuẩn về “Tương thích điện từ (EMC) – Miễn nhiễm đối với hiện tượng phóng tĩnh điện – Phương pháp đo và thử”.

Ø  TCVN 5699-1:2010 tương đương với IEC 60335-1:2010. Tiêu chuẩn về thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự – An toàn

Ø  TCVN 7922:2008 tương đương với IEC 60617: 2002. Tiêu chuẩn về ký hiệu sử dụng trong bản vẽ hệ thống điện.

Ø  Tiêu chuẩn xây dựng – TCXDVN 319:2004. Tiêu chuẩn về lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp.

Ø  Tiêu chuẩn ngành – 11TCN 18:2006. Tiêu chuẩn về quy phạm trang bị điện.

Ø  TCVN 3715:82. Tiêu chuẩn về Trạm biến áp trọn bộ công suất đến 1000 kVA, điện áp đến 20 kV – Yêu cầu kỹ thuật [1].

            Để đọc được chính xác và hiểu được các kí hiệu được dùng trong bản vẽ Autocad thì ta cần phải biết được ý nghĩa của các ký hiệu đó trong bản vẽ. Thông qua ký hiệu giúp người ta nhận biết được tên thiết bị, vị trí lắp đặt, số lượng thiết bị được sử dụng trong bản vẽ. Để hiểu hết được các ký hiệu đó, chúng ta cần phải tìm hiểu về kiểu chữ, ký hiệu,... 

       

Kiểu chữ:

         TCVN 6-85 Chữ viết trên bản vẽ, quy định chữ viết gồm chữ, số và dấu dùng trên bản vẽ và các tài liệu kỹ thuật.Tiêu chuẩn này phù hợp với Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 3098 -1: 2000.  

         Chiều cao chữ tiêu chuẩn chọn trong dãy sau: 2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14; 20; 28; 40

_Layer: KC.TEXT

_Font: Romans

_Height: 2.5

_Width factor: 0.75

Mẫu giấy và khung tên:

    Theo TCVN 5571:2012 – Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. Tiêu chuẩn này quy định nội dung và cách trình bày khung tên của hồ sơ thiết kế và áp dụng cho mọi loại bản vẽ trong các giai đoạn thiết kế. 
   Khung tên phải đặt tại góc phần tư phía dưới, bên phải của bản vẽ.
   Trường hợp đặc biệt, do yêu cầu bố cục giữa các hình vẽ, cho phép đặt khung tên theo chiều đứng của bản vẽ và chiều của chữ số ghi trong khung tên lấy theo chiều dài của khung tên.



Hình 1:Kích thức khung tên.

Nét bao quanh khung tên có độ đậm và đều như nét của khung bản vẽ.

Ø  Cạnh dưới và cạnh bên phải của khung tên phải đặt trùng với đường khung phía dưới và bên phải của bản vẽ.

Ø  Đối với bản vẽ có hai đường khung thì các cạnh của khung tên phải trùng với đường khung trong của bản vẽ.

Ø  Kiểu và loại chữ dùng trong khung tên phải tuân theo quy định trong TCVN 4608:2012.

Ø  Không được dùng quá 03 kiểu chữ và 04 kích thước chữ khác nhau trong một khung tên và đảm bảo thông tin chính xác, tỷ lệ hợp lí giữa các ô[1].

Hình 2: Kích thước chuẩn của khung tên (sumitech.vn)

Các kí hiệu trong autocad:

  • Chữ viết tắt: [1]

Stt

Tên gọi

Kí hiệu

1

Cầu dao

CD

2

Aptomat

CB,Ap

3

Cầu chì

CC

4

Công tắc tơ

K

5

Công tắc

K

6

ổ cắm điện

O, OĐ

7

Đèn điện

Đ

8

Động cơ một chiều

Đ

9

Chuông điện

10

Bếp điện

11

Quạt điện

12

Máy bơm

MB

13

Động cơ điện nói chung

ĐC

14

Cuộn kháng

CK

15

Động cơ không đồng bộ

ĐKB

16

Động cơ đồng bộ

ĐBB

17

Máy phát điện một chiều

F

18

Máy phát không dồng bộ

FKB

19

Máy phát đồng bộ

FBB

20

Nút khởi động

M,ON

21

Nút dừng

D,OFF

22

Tay gạt cơ khí

KC

23

Relay nhiệt

RN

24

Relay thời gian

RTh

25

Relay điện áp

RU

26

Relay dòng điện

RI

27

Relay trung gian

RTr

28

Relay bảo vệ thiếu từ trường

RTT

29

Relay tốc độ

Rtđ

30

Công tắc hành trình

KH

31

Phanh hãm điện từ

FH

32

Nam châm điện

NC

33

Bàn điện từ

BĐT

34

Van thủy lực

V

35

Máy cắt trung, cao thế

MC

36

Máy cắt phân đoạn từng dây

MCP

37

Dao cách ly

DCL

38

Dao nối đất

DNĐ

39

Cầu chì tự rơi

FCO

40

Máy biến thế

BA,BT

41

Thiết bị chống sét

CS

42

Thanh cái cao ap, hạ áp

T

43

Máy biến thế

T

44

Diode, diode zener

D,Dz

45

Tụ điện

C

46

Điện trở

R

47

Điện trở nhiệt

Rt

  • Thiết bị và kí hiệu: [1]

  • Cầu dao: [1]

Kết luận

    Để thiết kế một bản vẽ hệ thống điện chuẩn, chi tiết, rõ ràng, có thể truyền đạt ý tưởng của mình trên bản vẽ mà người khác nhìn vào có thể đọc được và hiểu được những gì mà mình muốn thể hiện trên bản vẽ đó. Một tiêu chuẩn cho bản vẽ như là một loại ngôn ngữ chung cho tất cả mọi người có thể hiểu được ý tưởng của người khác. Đây là bước quan trọng để thi công đúng tiến độ dự án và lắp đặt chính xác từng thiết bị, đường dây dẫn được. Do vậy, khi thiết kế một hệ thống điện đòi hỏi người kĩ sư phải thiết kế theo đúng tiêu chuẩn để mọi người nhìn vào đều hiểu được những gì mình thể hiện trên bản vẽ và họ có thể thực hiện nó. Bản vẽ phải được thể hiện rõ ràng, từng khu vực bố trí ra sao, tỉ lệ so với thực tế là bao nhiêu. Bên cạnh đó, người kĩ sư thiết kế phải ghi rõ bản vẽ này áp dụng cho khu vực nào trong nhà xưởng, nhà máy, hệ thống công nghiệp...
    Chúng ta phải sử dụng chung một loại tiêu chuẩn cho bản vẽ autocad để ta có thể truyền đạt ý tưởng của mình trên bản vẽ mà tất cả mọi người nhìn vào đề có thể đọc được và hiểu được những gì ta muốn thực hiện trên bản vẽ đó. Một tiêu chuẩn cho bản vẽ như là một loại ngôn ngữ chung cho tất cả mọi người có thể hiểu ý tưởng của người khác.
    Vì yêu cầu ngành kỹ thuật điện, các doanh nghiệp đều sử dụng phần mềm autocad 2d. Sử dụng một cách đồng bộ phần mềm để dễ dàng đọc bản vẽ của đối tác.

[1] https://sumitech.vn/xay-dung/dien-cong-nghiep/ban-ve-he-thong-dien-cong-nghiep.html
[2] https://phanthinh.vn/thu-vien-cad-dien-4474






Đăng nhận xét

0 Nhận xét